Đối với những người sống trong môi trường nhiều nấm mốc phải làm những gì để bảo vệ sức khỏe?

Bệnh nấm phổi. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Bạn thân mến,
Có 2 đối tượng nguy cơ: Công nhân làm việc trong nhà xưởng, nhân viên vệ sinh, chăn nuôi gia súc gia cầm tiếp xúc với đất cát, phân gia súc gia cầm nhiều.
Dó đó, những người làm nông nghiệp tiếp xúc với rơm rạ cây khô cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đeo khẩu trang y tế để hạn chế hít những nấm mốc. Bên cạnh đó, cần tăng cường tập thể dục và không được dùng thuốc bừa bãi, vì chỉ cần suy giảm miễn dịch, không đủ sức khỏe để ức chế miễn dịch. Khi hít phải những loại nấm trong môi trường đó họ sẽ dễ bị bệnh nấm đường hô hấp, đặc biệt là nấm phổi.
Thân mến.
Nấm phổi là loại bệnh hay gặp ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến bệnh này, ngay cả nhiều bác sĩ đa khoa và bác sĩ gia đình cũng không biết bệnh này. Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ở những bệnh nhân này, nhất là vào giai đoạn cuối cùng với tiêu chảy, lao phổi tiến triển dạng lao kê là tình trạng nhiễm nấm toàn thân. Trong đó thường gặp là nấm candida và aspergillus. Một số trường hợp u nấm Aspergillus phát triển trên những bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính trước đó, ngoại trừ bệnh lao như: bệnh sacoide, giãn phế quản, giãn phế nang, áp-xe phổi, ung thư phổi có hoại tử trung tâm và tạo hang, kén khí phổi… Tại khoa phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, các bác sĩ đã mổ cho nhiều trường hợp vừa có u nấm phổi vừa bị ung thư phổi. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Sống trong môi trường nhiều nấm mốc cần chú ý gì? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.