Dường như phương pháp đo DXA toàn thân là cách chuẩn nhất để biết mình có bị béo phì hay không, theo BS điều này có đúng?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tất cả những chuyên gia dinh dưỡng rất khó khăn để tìm hiểu được thế nào là béo phì, thừa cân. Thông thường họ đo chỉ số nạc.
DXA là phương pháp tạm chấp nhận được nhưng rất rắc rối. Do đó trong ứng dụng thực hành không ai áp dụng vì đo gián tiếp.
Trong thực hành y học, người ta chỉ quan tâm chỉ số BMI và chỉ số eo mông (lấy số đo vòng 2 chia cho số đo vòng 3), nếu kết quả nằm trong khoảng dưới 85% so với nữ và dưới 90% so với nam là bình thường. Lưu ý là khi đo chỉ số eo mông, chúng ta nên thả lỏng mới chính xác.
Theo đặc điểm của giới tính thì phụ nữ tích tụ mỡ ở vùng mông, khung chậu to hơn nam giới, nếu phụ nữ có chỉ số eo mông trên 90% như nam giới là đã có nguy cơ thừa cân, dư mỡ nội tạng.
Có người phụ nữ đo chỉ số BMI chỉ 22-23 nhưng chỉ số eo mông trên 90% cũng là thừa cân.
Thân mến.
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Phương pháp đo DXA toàn thân có cho biết mình bị béo phì? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.