Bác sĩ ơi, Ở cổ em sưng, sờ thấy có cục ấn vào thấy đau, nhưng ăn uống thì không đau. Bình thường cũng đau từ cổ lên mang tai và đầu. Bác sĩ tư vấn cho em với. Em mới sinh mổ được hai tháng và đang cho con bú.

Cổ nổi hạch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Khối ở cổ mà bạn sờ thấy có thể là hạch cổ to. Hạch là một tổ chức sản sinh ra các dòng bạch cầu, đồng thời cũng sinh ra dòng kháng thể để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Khi có tác nhân lạ xâm nhập cơ thể thì hạch phát triển to (sưng, đau), đặc biệt là hạch ở các vị trí gần với tác nhân xâm nhập.
Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính vùng đầu mặt cổ (viêm họng cấp, viêm tai giữa cấp, viêm nướu răng…), xuất hiện gần vùng tổn thương làm hạch sưng to và gây đau nhưng khi điều trị hết hiện tượng nhiễm khuẩn thì hạch cũng trở về trạng thái bình thường như ban đầu.
Đặc điểm hạch cổ viêm thường mềm, đi động, bờ giới hạn rõ. Một số bệnh lý khác có thể gây hạch to nhưng thường cứng, chắc, ít di động như ung thư máu, ung thư hạch, ung thư di căn… Do đó bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa Ung bướu để khám, tìm nguyên nhân và điều trị sớm bạn nhé!
Thân mến.
Hạch (hạch bạch huyết) đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Hạch bình thường có kích thước từ vài mm, nhỏ dưới 1cm, mềm, dẹt, di động, nằm ở các vị trí như nách, cổ, ngực, bẹn… Một nguyên nhân khác dẫn tới sưng hạch là cơ thể nhiễm siêu vi. Trường hợp này hay xảy ra ở trẻ dưới 12 tuổi. Trẻ đang độ tuổi phát triển, hàng rào bảo vệ cơ thể phải hoạt động tối đa để bảo vệ trẻ trước tác nhân gây bệnh. Khi trẻ nhiễm siêu vi, có thể hạch toàn thân bị phì đại, tự xẹp khi trẻ hết bệnh. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Cổ nổi hạch sưng đau lên mang tai có nguy hiểm? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.