Chào bác sĩ, Cháu bị đỏ mặt đã 3 năm nay, bị đỏ hai bên gò má, ngày đêm đỏ bừng. Đặc biệt là khi mùa lạnh da mặt cháu bị rát và đỏ bừng không có cách nào chữa được. Bác sĩ có thể giúp cháu được không?

Hiện tượng đỏ mặt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Hiện tượng đỏ mặt đơn thuần (không kèm theo mụn trứng cá, không do hóa chất, thuốc (corticoid), không do bệnh lý như lupus) là do hệ mạch máu dưới da phong phú và đáp ứng co dãn mạch cũng mạnh mẽ hơn người bình thường khác nên khi có các yếu tố kích thích gây dãn mạch như tăng cảm xúc, chất cồn, tăng nhiệt độ môi trường... thì mặt sẽ bừng đỏ nhanh chóng, đây là do yếu tố cơ địa, không phải là bệnh nên không cần điều trị.
Tuy nhiên, hiện tượng đỏ da vùng mặt mới xuất hiện 3 năm gần đây, đỏ mặt cả ngày lẫn đêm dù không có yếu tố kích thích gây dãn mạch, da mặt rát và đỏ bừng thì không phải là đỏ mặt sinh lý nữa mà là có bệnh, gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, như viêm da, do thuốc (đặc biệt là các thuốc có corticoid), do mỹ phẩm, bệnh lupus ban đỏ, bệnh gan...
Do vậy, em cần đến khám tại chuyên khoa Da liễu để bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm kiểm tra, xác định nguyên nhân từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Thân mến.
Chứng đỏ mặt là một bệnh da phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, thậm chí mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn. Nếu bị nhẹ bạn có thể được điều trị bằng một loại thuốc kháng sinh dạng kem hoặc uống kháng sinh. Bệnh sẽ thường xuyên tái phát và bạn có thể phải cần uống thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng. Điều trị sớm có thể làm chậm tiến trình bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần phải kết hợp các loại thuốc. Một vài trường hợp hiếm, mũi sưng nặng cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser. Điều trị laser đôi khi được dùng cho các tĩnh mạch nổi lớn và đỏ. Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau: |